Theo thông cáo của Tòa án quận Zurich (Thụy Sỹ), bị cáo 45 tuổi đã chỉ trích nhà hoạt động xã hội vì quyền lợi của động vật Erwin Kessler là phân biệt chủng tộc và theo chủ nghĩa bài Do Thái. Người đàn ông này cũng bấm Like dưới nhiều bình luận của những người khác, có nội dung nói xấu hoặc phỉ báng ông Kessler.
Những bình luận thóa mạ ông Kessler được đưa ra từ năm 2015, trong các cuộc tranh luận nảy lửa trên Facebook về việc nhóm hoạt động xã hội nào nên được cho phép tham gia một lễ hội đường phố dành cho người ăn chay. Nhật báo Tages Anzeiger của Thụy Sỹ đưa tin, ông Kessler sau đó đã kiện hơn 10 người tham gia vào cuộc khẩu chiến nói trên.
Rất nhiều người đã bị kết tội trong vụ kiện trên, chủ yếu vì những bình luận của họ. Song, người đàn ông vừa bị phạt tiền có lẽ là trường hợp đầu tiên lĩnh án chỉ vì bấm Like các bình luận của người khác.
Chánh án thụ lý vụ việc giải thích, vấn đề không nằm ở chỗ các bình luận phỉ báng bắt nguồn từ bị cáo. Phán quyết của tòa nêu rõ, "thông qua việc bấm nút Like, bị cáo rõ ràng xác nhận việc ủng hộ những nội dung sai trái và biến chúng thành của mình".
Theo vị chánh án, bị cáo đã không chứng minh được những bình luận mình thích trên Facebook là đúng sự thật. Đồng thời, bằng cách bấm nút Like những bình luận đó, anh ta đã phát tán chúng tới tất cả các bạn bè của mình trên Facebook và do đó "khiến các bình luận sai trái tiếp cận đông đảo mọi người".
Hành vi của bị cáo được coi là "sỉ nhục danh dự của ông Kessler". Vì vậy, anh ta bị tuyên phạt tới 4.000 Francs (hơn 4.129 USD).
Bị cáo có thể kháng cáo, nhưng luật sư của anh ta không rõ thân chủ có đủ thời gian và tiền bạc để theo kiện tới cùng hay không.
Vị luật sư cũng cho rằng, các tòa án cần gấp rút làm rõ xem việc bấm nút Like trên mạng xã hội có nên được coi là hành vi gây ảnh hưởng tương tự như những dạng phát ngôn khác, thường được trích dẫn trong các vụ xử sỉ nhục danh dự tổ chức hoặc cá nhân hay không.
Tuấn Anh(theo Guardian)
Hacker đã thay đổi giao diện website của báo Harvard Crimson và cho đăng tải những tiêu đề chế nhạo CEO Facebook Mark Zuckerberg ngay trước khi anh dự kiến phát biểu và nhận bằng danh dự tại trườngĐH Havard.
" alt=""/>Bị phạt hơn 4.000 USD chỉ vì bấm 'Like' trên FacebookChiều 2/5, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học về công nghệ không dây Nhật Bản - Việt Nam và Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chương trình thử nghiệm hệ thống quản lý di chuyển của máy bay trên sân bay (MLAT) tại sân bay quốc tế Phú Quốc giữa Công ty Phát thanh Nhật Bản (Japan Radio Co.Ltd) và Tổng Công ty quản lý Bay Việt Nam (VATM).
![]() |
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm. Ảnh: Trọng Đạt |
Phát biểu tại buổi hội thảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Phan Tâm cho rằng: “Trong lĩnh vực thông tin truyền thông, lĩnh vực thông tin vô tuyến là một công cụ rất hiệu quả, giúp người dân nhanh chóng kết nối, đến gần với nhau, và mở rộng quan hệ hợp tác với thế giới”.
Trước sự phát triển đa dạng và nhanh chóng của các ứng dụng thông tin vô tuyến, từ nhiều năm nay, Bộ TT&TT luôn quan tâm, ủng hộ và tạo điều kiện để các doanh nghiệp khai thác thông tin vô tuyến trong và ngoài nước tại Việt Nam có cơ hội phát triển.
Sự phát triển của các mạng thông tin di động 4G, 5G với tốc độ truyền dữ liệu rất cao (1000Mbp/s), độ tin cậy rất cao và độ trễ thấp đòi hỏi cơ quan quản lý phải dành lượng băng tần vô tuyến lớn để phát triển mạng lưới.
![]() |
Lễ ký kết chương trình thử nghiệm hệ thống quản lý di chuyển của máy bay trên sân bay (MLAT) tại sân bay quốc tế Phú Quốc. Ảnh: Trọng Đạt |
Xu hướng phát triển CNTT cho thấy, công nghệ không dây có mặt ở khắp mọi nơi. Bất cứ ứng dụng hay dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển dữ liệu đều có một giải pháp không dây tương ứng. Tuy nhiên đi cùng với nó, Bộ TT&TT sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức về mặt quản lý, Thứ trưởng Phan Tâm cho biết.
Sự phát triển nhanh của ngành dịch vụ vận tải hàng không, hàng hải kéo theo những đòi hỏi về các mạng lưới thông tin liên lạc. Thông tin vệ tinh cũng cho thấy sự hữu dụng của mình đối với việc truyền thông, dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai. Do đó, Bộ TT&TT đã nghiên cứu những chính sách phù hợp về băng tần vô tuyến nhằm tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với các ứng dụng không dây giá thành rẻ.
Theo Thứ trưởng Phan Tâm: “Sự phát triển đa dạng và mạnh mẽ này tạo ra mạng thông tin vô tuyến đan chéo nhau, có khả năng gây can nhiễu, có hại cho nhau”.
Do vậy Thứ trưởng Phan Tâm khẳng định, việc nghiên cứu, xây dựng các hệ thống kiểm soát, giám sát thông tin vô tuyến cũng là một nhiệm vụ trọng tâm của Bộ TT&TT. “Bộ luôn ủng hộ, và có chính sách đầu tư phù hợp về hệ thống kiểm soát vô tuyến nhằm giảm thiểu tình trạng can nhiễu giữa các hệ thống vô tuyến”, Thứ Trưởng Phan Tâm chia sẻ.
Trọng Đạt
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ TT&TT hoàn thiện dự thảo chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
" alt=""/>Nhật giúp Việt Nam thử nghiệm hệ thống quản lý máy bayNetflix, từng là nhà cung cấp dịch vụ cho thuê DVD, vừa báo cáo tình hình kinh doanh hôm 16/4. Trong ba tháng đầu năm 2018, Neflix có thêm 7,41 triệu người dùng, trong đó 5,46 triệu người sống ngoài nước Mỹ, và có tổng số người đăng ký sử dụng Netflix là 125 triệu người. 125 triệu là con số kỳ diệu mà các nhà phân tích phố Wall bị ám ảnh là điều dễ hiểu. Netflix cho biết sẽ chi 7 - 8 tỷ USD vào nội dung ban đầu trong năm 2018. 7,6 tỷ USD là số tiền Pfizer chi cho nghiên cứu và phát triển các loại thuốc mới trong năm 2017.
Giá cổ phiếu Netflix tăng cao sau báo cáo doanh thu. Thước đo niềm tin của nhà đầu tư về triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp là tỷ lệ P/E, tỷ lệ đo lường giá cổ phiếu hiện tại của công ty so với thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Google hiện đang ở mức 32, Microsoft là 28 và Facebook là 26. Theo tỷ lệ này, Netflix là một ngoại lệ, với mức P/E vượt quá 240. Nói cách khác, các nhà đầu tư sẵn sàng đặt cược gấp chín lần vào Netflix so với Facebook hoặc Google cho mỗi USD mà bất kỳ công ty nào hiện đang kiếm được. Tại sao vậy?
Theo các học giả kinh doanh, "hiệu ứng mạng" là một điệp khúc phổ biến giải thích sự gia tăng của Facebook, Google, Uber, Airbnb và Alibaba. Trong mỗi trường hợp này, công ty đảm nhận vai trò "hai mặt", vừa tạo thuận lợi cho việc bán hàng về phía cung vừa tạo thuận lợi cho việc mua hàng ở phía cầu, để cho phép trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ. Giá trị của một nền tảng như vậy phụ thuộc phần lớn vào số lượng người dùng ở cả hai phía của sàn giao dịch. Tức là, càng có nhiều người sử dụng cùng một nền tảng, thì nền tảng đó càng trở nên hấp dẫn hơn – thu hút nhiều người sử dụng hơn nữa.
Do hiệu ứng mạng này, người dùng sẵn sàng trả nhiều hơn để có quyền truy cập vào mạng lớn hơn và do đó lợi nhuận của công ty sẽ cải thiện khi nền tảng người dùng phát triển. Đó là lý do tại sao Facebook bị ám ảnh bởi sự tăng trưởng. Đó cũng là lý do tại sao, khi Snapchat IPO vào tháng 3/2017, số lượng người dùng hoạt động hàng ngày đã trở thành số liệu quan trọng nhất với các nhà đầu tư tiềm năng. Càng nhiều người tham gia trên Facebook hoặc Snapchat, các thương hiệu lớn, như Coca-Cola, Procter & Gamble và Nike lại sẵn sàng mua quảng cáo hơn. Một khi nền tảng đạt đến một kích thước nhất định, nó trở nên quá lớn, rất khó bị lật đổ.
Tuy nhiên, lý thuyết này quên mất một điều, đó là một nền tảng cũng có thể có các vấn đề xung đột lợi ích, một mối nguy hiểm đạo đức. Nền tảng truyền thông xã hội sẽ luôn được thúc đẩy để phục vụ tốt hơn lợi ích của nhà quảng cáo hơn là phục vụ lợi ích của người tiêu dùng, vì người tiêu dùng sử dụng nền tảng miễn phí và nền tảng cần tiền để tồn tại. Phần newsfeed dài vô tận của Facebook được thiết kế dù là trên một cái màn hình nhỏ xíu, song luôn khiến người dùng phải "dán mắt" vào. Video trên Facebook trung bình chỉ dài 24 giây đến 90 giây. Bất kỳ bài đăng nào vượt quá 400 ký tự sẽ bị cắt bớt trên màn hình. Khi được hỏi liệu Facebook có cho phép mọi người lựa chọn một nền tảng "không quảng cáo" dựa trên dữ liệu người dùng, Giám đốc điều hành Sheryl Sandberg đã nói "không thể", trừ phi "họ trả tiền cho nền tảng". Rõ ràng, chúng ta không phải là khách hàng của Facebook, chúng ta chỉ là sản phẩm mà Facebook bán cho các nhà quảng cáo.
Tuy nhiên, một sản phẩm trả tiền hoặc một mô hình đăng ký đang chính là điều khiến Netflix có giá trị. Giám đốc điều hành Reed Hastings của Netflix nói rằng ông đã thành lập Netflix vì Blockbuster phạt ông 40 USD vì trả muộn khi thuê Apollo 13. Với Netflix, điều này không xảy ra vì Netflix thành lập vào tháng 4/1998, là nhà cung cấp dịch vụ cho thuê DVD, người dùng không phải chi thêm phí nếu trả muộn. Đó là vào tháng 9/1999, Netflix ra dịch vụ thuê bao tháng, xóa bỏ mọi mức phí phạt trả muộn và mọi loại phí khác. Tuy nhiên, để cân bằng, Netflix đã phải xây dựng một thuật toán độc quyền, khảo sát khách hàng về sở thích của họ thông qua một cuộc khảo sát đơn giản. Hệ thống sẽ đề xuất các bộ phim hấp dẫn và có sẵn. Do đó, khách hàng không bị làm phiền vì hệ thống sẽ không hiển thị những phim nào đã hết hàng. Hệ thống quản lý hàng hóa này đã trở thành nền tảng cho bước nhảy chiến lược tiếp theo của Netflix, hướng tới một công ty chạy trên dữ liệu trong một danh mục dựa trên sở thích. Vào tháng 10/2006, Netflix đã trao giải thưởng trị giá 1.000.000 USD cho nhà phát triển đầu tiên đưa ra thuật toán đề xuất video có thể đánh bại thuật toán hiện tại của mình. Ba tháng sau, Netflix thông báo ra mắt video trực tuyến.
Tất cả điều này đặt Netflix vào vị trí thú vị nhất. Xếp hạng truyền hình truyền thống chỉ mang tính ước chừng. Mạng lưới truyền hình cáp có thể bật đèn xanh cho một thí điểm dựa trên truyền thống và trực giác. Ngược lại, thuật toán của Netflix có lợi thế biết rõ người dùng xem chương trình khi nào và ở đâu; biết rõ khi người dùng nhấn tạm dừng, tua lại hoặc tua đi; và xếp tất cả các hành vi đó vào các nhóm hành vi người dùng. Năm 2013, khi House of Cards ra mắt, Netflix đã lên hầu hết trang nhất các báo vì phát hành 13 tập phim do David Fincher sản xuất cùng một lúc. Công ty biết có rất nhiều người dùng đã xem phim của Fincher, The Social Network, từ đầu đến cuối. Phiên bản House of Cards của Anh được rất nhiều người xem. Và những người đã xem nó cũng sẽ xem những bộ phim khác của Fincher. Công ty đã có thể tự tin dự đoán hành vi người dùng giữa hàng ngàn người xem, những người sẽ ghiền hết toàn bộ loạt phim vào cuối tuần.
Đó là kỷ nguyên mới của phim truyền hình. Với HBO, Netflix Originals, và Amazon Prime, truyền hình theo yêu cầu đang theo phong cách phim Hollywood. Những gì Netflix đã chứng minh là một công thức lâu đời của các công ty công nghệ cao. Những công ty nhảy vọt về mặt dữ liệu và thuật toán có thể tự động hóa và ra những quyết định mà nếu là con người sẽ chỉ quyết định dựa trên trực giác. Nhưng Netflix cũng khác với những gã khổng lồ công nghệ khác ở chỗ hãng tạo ra một mô hình kinh doanh thúc đẩy sự chú ý bền vững. Nhóm nội dung của Netflix thu hút lượng dữ liệu khách hàng phong phú để sản xuất các chương trình hấp dẫn và lâu dài một cách tinh vi. Điều này cho phép Netflix tính phí thuê bao thay vì bán quảng cáo.
Thị trường tài chính có vẻ đánh giá cao mô hình thuê bao này. Đó là một câu chuyện đơn giản. Và đơn giản chính là sự tinh tế tối thượng.
" alt=""/>Netflix giữ một “bí quyết kinh doanh” mà Google và Facebook không hề có